Mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms (Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp) là gì? Chiến lược giao dịch với mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms mới nhất 2021

Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms (Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp) là một mô hình nến đảo chiều nằm trong các mô hình Price Action quan trọng nhất.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms cũng như chiến lược giao dịch với mô hình này. Nếu bạn là một nhà đầu tư theo trường phái Price Action thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1. Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms (Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp ) là gì?

Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms thường xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của một xu hướng tăng hoặc giảm giá. Mô hình này được cấu tạo từ một bộ 2 nến, trong đó một nến tăng và một nến giảm. Cụ thể, mô hình nến Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp có đặc điểm như sau:

  • 2 cây nến ngược nhau, tức là có một nến tăng và một nến giảm Xem thêm: sàn fx uy tín
  • Giá đóng cửa của nến này bằng giá mở cửa của nến kia hoặc ngược lại
  • Không có bóng nến trên hoặc không có bóng nến dưới hoặc có bóng nến nhưng rất ngắn không đáng kể.

1.1 Mô hình nến Tweezer Tops (Đỉnh Nhíp) là gì?

                                                        Mô hình nến Tweezer Tops (Đỉnh Nhíp) là gì?

Mô hình nến Tweezer Tops thường xuất hiện trong một xu hướng tăng. Khi giá được đẩy lên cao, giá đóng cửa sẽ rất gần so với vùng giá cao nhất trong phiên giao dịch.

Tuy nhiên, ngày giao dịch thứ 2, tâm lý của nhà đầu tư đã thay đổi. Sau khi thị trường mở cửa với mức giá mở cửa bằng với mức giá đóng cửa ngày giao dịch hôm trước. Sự giảm giá bắt đầu xuất hiện đẩy giá xuống và lấy đi các thành quả giao dịch hôm trước.

Trong mô hình Đỉnh Nhíp có thể có hai hoặc nhiều nến có cùng đỉnh. Mô hình này sẽ có ý nghĩa hơn nếu các nến trong mô hình Tweezer Tops kết hợp tạo thành một dạng mô hình khác.

1.2 Mô hình nến Tweezer Bottoms (Đáy Nhíp) là gì?

                                              Mô hình nến Tweezer Bottoms (Đáy Nhíp) là gì?

Ngược lại với mô hình Tweezer Tops là mô hình nến Tweezer Bottoms. Mô hình Đáy Nhíp thường xuất hiện trong một xu hướng giảm. Khi giá được đẩy xuống thấp, mức giá đóng cửa sẽ gần với mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch.

Tuy nhiên ngày giao dịch thứ 2 thì tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư đã thay đổi tạo nên một sự tăng giá. Khi giá mở cửa của ngày thứ 2 bằng với giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó sẽ bù đấp những tổn thất của ngày giao dịch trước đó gây ra.

Trong mô hình Tweezer Bottoms, màu sắc và chiều dài thân nến không quan trọng. Các cây nến không nhất thiết phải đứng liền nhau. Bên cạnh đó, tương tự như mô hình Đỉnh Nhíp, mô hình Đáy Nhíp sẽ có ý nghĩa hơn nếu các cây nến trong mô hình kết hợp tạo thành dạng mô hình khác.

2. Ý nghĩa mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms

Sau khi mô hình Tweezer Tops & Bottoms xuất hiện thì thị trường sẽ có sự tăng hoặc giảm giá rất mạnh. Mô hình này thường xảy ra trong xu hướng tăng hoặc giảm giá.

Tuy nhiên, chúng ta cần một bối cảnh rộng hơn để xác nhận tín hiệu vì hiện tượng Nhíp có thể xảy ra thường xuyên. Mô hình đứng đầu xảy ra khi mức cao nhất của hai thanh nến xảy ra ở gần như chính xác cùng một mức sau khi tăng. Mô hình tạo đáy xảy ra khi mức thấp nhất của hai thanh nến xảy ra ở gần như chính xác cùng một mức sau khi giảm.

Mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp hoạt động tốt nhất khi được sử dụng cùng với các công cụ và tín hiệu phân tích kỹ thuật khác.

Có các tiêu chí bổ sung như cây nến đầu tiên phải có thân nến lớn (chênh lệch giữa mở và đóng). Tuy nhiên, kích thước của cây nến thứ hai có thể không cần quan tâm. Do đó, hai cây nến có thể trông khá khác nhau.

 Ví dụ, trong đỉnh nhíp, nến đầu tiên có thể là nến tăng mạnh, đóng cửa gần mức cao. Mặt khác, nến thứ hai có thể là Doji —một mô hình nến trung tính, hình chữ thập và không đóng cửa gần mức cao nhưng vẫn có mức cao tương tự như nến đầu tiên.

Tiền đề đằng sau việc này là một mô hình đỉnh hoặc đáy là cây nến đầu tiên cho thấy một động thái mạnh theo hướng hiện tại. Ngược lại, cây nến thứ hai tạm dừng hoặc thậm chí đảo ngược một chút so với hành động giá của ngày hôm trước. Một sự thay đổi động lượng ngắn hạn đã xảy ra và các nhà giao dịch nên lưu ý về nó.

3. Chiến lược giao dịch với mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms

Dựa vào những đặc điểm của mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms như đã nêu ở trên, chiến lược giao dịch khuyến nghị như sau:

  • Trong xu hướng tăng, kết hợp với sự xuất hiện của mô hình Đỉnh Nhíp: vào lệnh đánh giảm.
  • Trong xu hướng giảm, kết hợp với sự xuất hiện của mô hình Đáy Nhíp: vào lệnh đánh tăng.

                                       Chiến lược giao dịch với mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms

Tuy nhiên, bởi thị trường bị ảnh hưởng bởi tin tức, nên bạn cần theo dõi tin tức kết hợp với phân tích kỹ thuật. Nếu bạn chỉ giao dịch với các công cụ và chỉ báo mà không quan tâm đến tin tức thị trường thì giao dịch của bạn cũng gần như vô nghĩa.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms. Hy vọng các bạn sẽ có thêm một phương pháp giao dịch hiệu quả với mô hình này. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và Forex nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !