Mô hình nến Piercing Pattern là phiên bản đảo ngược của Mô hình nến Dark Cloud Cover. Đây cũng là một trong những mô hình nến Nhật báo hiệu sớm kết thúc xu hướng giảm giá để bắt đầu một xu hướng mới, có thể là tăng giá hoặc đi ngang (Sideway).
Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn về mô hình nến Piercing Pattern là gì và cách sử dụng nó như thế nào, nếu bạn là 1 Trader theo trường phái Price Action thì đừng nên bỏ qua bài viết này!
Có cả ví dụ minh họa và cách xác định điểm vào lệnh khi gặp kiểu hình nến Sắc nhọn này nhé !
1. Mô hình nến Piercing Pattern (Nến Xuyên) là gì?
Mô hình nến Đường nhọn là mô hình báo hiệu xu hướng đảo chiều thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Nến 1 của mô hình là một nến giảm mạnh, nến 2 là nến tăng mạnh với giá mở cửa bên dưới giá thấp nhất của nến 1 và đóng cửa bên trong thân nến 1. Xem thêm: sàn fx uy tín
Theo Steve Nison, nến 2 nên đóng cửa quá nửa thân nến 1, độ tin cậy của mô hình sẽ cao hơn.
Với những bạn đã quen thuộc với mô hình nến nhận chìm tăng (bullish engulfing), mô hình nến xuyên chính là phiên bản chưa hoàn chỉnh (trong đó nến 2 trong mô hình nến nhận chìm tăng buộc phải đóng cửa qua khỏi thân của nến 1.
Trong mô hình nến Đường nhọn, cây nến lớn giảm mạnh (nến 1) xác nhận xu hướng giảm vẫn đang tiếp tục tạo đáy mới. Nến 2 mở cửa với khoảng nhảy giá giảm, bên bán vẫn đang áp đảo thị trường.
Tuy vậy, thay vì xuống thấp hơn, giá bắt đầu vươn lên xoá sạch hơn nửa quãng đường giá đã giảm do phe bán tạo ra vào phiên trước đó.
Điểm cần chú ý ở đây là đáy mới của xu hướng giảm trước đó đã bị bật ra và phe mua đang sẵn sàng để kiểm soát thị trường.
Mô hình nến đường nhọn mất hiệu lực nếu nến tiếp theo sau mô hình phá vỡ được đáy của nến 2.
Đối ngược với mô hình nến Đường nhọn là mô hình mây đen che phủ (dark cloud cover).
2. Ý nghĩa của nến là gì?
Trong mẫu Piercing tồn tại ý nghĩa sự tăng giá đã không hoàn toàn đảo ngược tình trạng mất mát của nến đỏ, sự tăng giá đã tác động lên sự hy vọng trước khi tín hiệu mua lộ diện.
3. Diễn biến tâm lý của mô hình Piercing Pattern
Mô hình Piercing Pattern được tạo ra bởi diễn biến tâm lý như sau:
Thị trường đang đi xuống và tiếp tục giảm mạnh, phe bán với sự hưng phấn đã tạo ra một cây nến thân rất dài và đưa giá xuống một khu vực mới, có vẻ như bên mua đang rơi vào thế bị động.
Tuy nhiên sau đó giá đã bất ngờ gặp phải lực cản ngược chiều, đẩy giá đi khá xa, lên cao hơn nửa cây nến số một. Thị trường đã từ chối mức giá trước đó và thấy phe mua đã quay lại làm chủ tình thế.
Khi xuất hiện Piercing Pattern, những người đứng ngoài sẽ bắt đầu ái ngại và đặt câu hỏi liệu lức bán có còn đủ mạnh để tiếp tục xu hướng giảm không. Trong khi đó, những trader đã vào lệnh bán trước đó sẽ cảm thấy bối rối khi giá đột ngột đi lên, gây ra các khoản lỗ.
4. Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Piercing Pattern là gì?
Mô hình nến Piercing Pattern một tín hiệu nến đảo chiều từ giảm sang tăng trong xu hướng dịch chuyển tỷ giá của các cặp tiền tệ trong giao dịch Forex và Binary Option.
Đặc điểm nhận dạng của Mô hình nến Piercing Pattern:
- Xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm giá.
- Piercing Pattern là một cụm nến gồm 02 nến.
- Nến thứ nhất là một nến Bearish lớn.
- Nến thứ hai là một nến Bullish với chiều dài thân nến tối thiểu bằng 50% nến thứ nhất.
- Nến thứ nhất và nến thứ hai nên có kích cỡ tương đồng với các nến trước đó (trong khoảng 10 – 15 nến.)
Như bạn thấy trong hình ảnh ví dụ phía trên. Ở bên trái là Mô hình nến Piercing Pattern trong thị trường Forex và Trade Coin hoặc giao dịch quyền chọn nhị phân.
Trong thị trường Forex và Trade Coin:
- Mức giá mở cửa của nến Piercing Pattern như bằng với mức giá đóng cửa của nến Bearish trước đó.
- Giá đóng cửa của nến Piercing Pattern nằm ở tối thiểu là 50% nến Bearish trước đó.
Trong các thị trường khác (Chứng khoán):
- Mức giá mở cửa của nếnPiercing Pattern nằm dưới hẳn mức giá đóng cửa của nến Bearish trước đó.
- Giá đóng cửa của nến Piercing Pattern nằm ở tối thiểu là 50% nến Bearish trước đó.
Lưu ý: Với các nến Piercing Pattern với kích cỡ quá nhỏ thì bạn không nên giao dịch vì đó là tín hiệu quá yếu, đó chưa chắc đã phải là Piercing Pattern vì nó thể hiện sự lưỡng lự của thị trường trong khi bên bán vẫn đang áp đảo thị trường.
Đặc điểm tăng độ tin cậy cho mô hình nến Piercing Pattern là gì?
Nến 2 càng đâm xuyên vào vùng giá của nến 1 bao nhiêu, mô hình càng mạnh bấy nhiêu và nó sẽ càng giống với mô hình nhận chìm tăng (bullish engulfing).
Giải thích: bằng việc xem sự tăng điểm của nến 2 như việc từ chối đợt giảm giá của nến 1, sự tăng giá của nến 2 do đó nếu càng mạnh, càng đâm xuyên vào vùng giá của nến 1 thì càng chứng tỏ áp lực mua vào càng lớn.
Đâm xuyên 50% là một nửa áp lực bán bị từ chối, đâm xuyên 100% nghĩa là áp lực bán hoàn toàn bị từ chối, nến 2 càng đâm xuyên vào vùng nến 1, áp lực mua càng cao thể hiện khả năng từ chối xu hướng giảm càng mạnh.
Ngưỡng hỗ trợ quan trọng bị đâm xuyên khi nến thứ 2 mở cửa bên dưới nhưng sau đó giá vươn lên trở lại và đóng cửa bên trên ngưỡng hỗ trợ.
Giải thích: một cú phá ngưỡng thất bại khi giá thất bại trong việc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ là dấu hiệu cho thấy bên bán đã thua và xác nhận ngưỡng hỗ trợ vẫn được duy trì. Việc này sẽ gia tăng thêm sự tự tin cho bên mua để bắt đầu một đợt tăng giá mới.
Khối lượng giao dịch lớn kết hợp với nến 2 tăng mạnh. Giải thích: nếu khối lượng giao dịch lớn vào thời điểm mở cửa sau khi giá tạo gap down (khoảng nhảy giá giảm) từ nến 1, sẽ có rất nhiều trader kì vọng và muốn tham gia vào đợt giảm giá tiếp theo.
Khi giá bắt đầu quay ngược, các trader này sẽ cảm thấy bối rối và họ buộc phải bù lỗ bằng cách đặt lệnh mua vào để đóng lệnh bán, hay nói cách khác, tiếp thêm sức mạnh cho giá tăng cao hơn.
5. Mô hình nến Piercing Pattern
Dưới đây là 1 số mô hình nến Piercing Pattern, cùng Bitcoin VietNam News tham khảo 1 chút nha bạn gì ơi!
5.1 Ví dụ mô hình nến Piercing Pattern
Biểu đồ cho ví dụ này thuộc về chỉ số Silver ETF (SLV). Trước mô hình nến Đường nhọn, xu hướng đang giảm trong khoảng 1,5 tháng. Nến 1 trong mô hình là nến giảm mạnh sau khi đóng cửa đã tạo thêm đáy mới cho xu hướng giảm, nến tiếp theo đó mở cửa bên dưới giá thấp nhất của nến 1.
Việc này đã lại tạo thêm đáy mới cho xu hướng giảm. Tuy nhiên, sau đó giá quay ngược tăng trong hầu hết thời gian còn lại của phiên và đóng cửa ở khoảng 2/3 thân nến 1. Kết quả dẫn tới 1 tháng tăng giá ngay sau đó.
5.2 Mô hình nến Piercing Pattern xác định ngưỡng hỗ trợ
Một vài tuần trước đó, biểu đồ giá Energy SPDR ETF (XLE) tạo ra một ngưỡng hỗ trợ được mô tả bằng đường kẻ màu xanh.
Nến 1 trong mô hình nến Đường nhọn tạo thêm đáy mới cho xu hướng cũ, nhưng nến 1 không thể đi sâu đến vùng hỗ trợ.
Cây nến tiếp theo xuất hiện gap và cố gắng đẩy giá xuống sâu thêm nữa để chạm vào vùng hỗ trợ.
Tuy nhiên, bên bán thất bại khi cố gắng đâm xuyên và phá vỡ vùng hỗ trợ. Bên mua đã hoàn toàn áp đảo bên bán sau đó bằng việc đẩy giá lên 2/3 thân nến 1, giá bắt đầu tăng và tạo nên xu hướng mới sau đó.
6. Cách giao dịch với mô hình nến Piercing Pattern
Có rất nhiều phương pháp vào lệnh với Mô hình nến Piercing Pattern và ở đây Tô xin chia sẻ phương pháp vào lệnh tiêu chuẩn, kèm theo phương pháp vào lệnh mà Tô hay áp dụng.
6.1 Cách vào lệnh tiêu chuẩn cho Mô hình nến Piercing Pattern
Điểm vào lệnh: Với Piercing Pattern, phương pháp vào lệnh tiêu chuẩn vẫn là ngay sau khi kết thúc nến Piercing Pattern và mở nến mới. Đặt một lệnh Buy (Call) đánh lên ngay tại đó.
Điểm Stoploss: 1 pips (Nên là 5-10pips ngay dưới râu nến thấp nhất của cụm 02 nến. Ở hình phía trên, điểm Stop Loss được đặt dưới râu nến của nến Bearish.
6.2 Cách giao dịch với mô hình nến Piercing Pattern của tôi
Vì Mô hình nến Piercing Pattern là một mô hình nến đảo chiều với độ mạnh trung bình cho nên tôi thường kết hợp Mô hình này với Mô hình nến Double Bottom và các tín hiệu phân kỳ từ MACD, RSI.
Điều này có nghĩa là tôi thường bỏ qua Mô hình nến Piercing Pattern nếu nó xuất hiện ở đầu của một xu hướng giảm giá, trước đó chưa hề có khu vực hồi nghỉ nào. Vì đó có thể là một cú Bẫy, hồi giả.
6.3 Cách vào lệnh ở 50% nến Piercing Pattern
Cũng như Dark Cloud Cover, Mô hình nến Piercing Pattern thường sẽ có hồi Test lại điểm Hỗ trợ do chính mô hình này tạo ra, khi đó:
- Điểm vào lệnh: Khi giá của nến sau nến Piercing Pattern không vượt quá 50% của nến Piercing Pattern.
- Điểm Stop Loss: 1 pips (Nên là 5-10pips ngay dưới râu nến thấp nhất của cụm 02 nến của mô hình nến Piercing Pattern.
7. Lưu ý quan trọng khi giao dịch với Peircing Patten
Có thể sẽ có Pullback ngay sau nến Piercing Pattern. Vì vậy, nếu bạn đang giao dịch quyền chọn nhị phân – Binary Option thì nhớ đừng tất tay mà chuẩn bị sẵn sàng Martingle hoặc Snow ball để vào lệnh tiếp theo ngay sau khi xuất hiện Mô hình nến Piercing Pattern.
Kết luận
Mô hình nến Piercing Pattern là mô hình nến đảo chiều với độ mạnh trung bình. Chính vì vậy, tôi rất mong các bạn cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vào lệnh. Đặc biệt là khi giao dịch quyền chọn nhị phân – Binary Option.
Và cũng phải lưu ý thêm rằng: Nếu bạn vào lệnh BO ngay sau khi xuất hiện Mô hình nến Piercing Pattern, hãy luôn chuẩn bị sẵn một lệnh thứ 02 theo phương pháp quản lý vốn Martingle vì rất có thể sẽ xuất hiện một cây nến Hồi nhẹ ngay sau khi xuất hiện mô hình để Test cản lần cuối.
Tôi vẫn áp dụng Mô hình nến Piercing Pattern cho khung thời gian nhỏ nhất là M1 (1 phút). Chúc bạn giao dịch thành công.