Mô hình nến Morning Star (Sao mai) là một trong những mô hình nến Nhật đảo chiều rất mạnh báo hiệu Xu hướng giảm giá sắp kết thúc và chuyển sang một xu hướng mới. Đây có thể coi như là phiên bản đảo ngược của mô hình nến Evening Star.
Nhiều nhà đầu tư coi Morning Star là một mô hình nến đủ tin cậy để coi nó như một phần trong chiến lược giao dịch của họ. Tuy nhiên, vì mức độ phức tạp của nó mà cũng không ít Nhà đầu tư loại bỏ nó ra khỏi các tín hiệu xác nến đảo chiều.
Nếu nắm được các yếu tố hình thành Mô hình nến Morning Star và thực hành kỹ càng. Bạn có thể thấy Mô hình nến Price Action này rất hữu ích. Xem thêm: sàn forex uy tín nhất việt nam
Và trong các tín hiệu nến đảo chiều từ giảm sang tăng, tôi chỉ khuyên bạn hãy thực hành thật kỹ 05 mô hình nến này. Những mô hình nến khác chỉ là để nhận biết, tham khảo và tránh các bẫy giá khiến kế hoạch đầu tư bị thua lỗ.
Bài viết dưới đây sẽ trang bị thêm kiến thức cho bạn khi đầu tư.
1. Mô hình nến Morning Star là gì?
Mô hình nến Morning Star (Sao mai) là một mô hình nến nhật báo hiệu xu hướng giảm sắp kết thúc, xu hướng tăng chuẩn bị, và do đó, Morning Star chỉ xảy ra gần như ở cuối một xu hướng Giảm giá mạnh.
Giống như mô hình nến Evening Star, Morning Star cũng có 02 biến thể trong thị trường Forex và một trong thị trường khác (Không phải Forex)
Mô hình nến Morning Star trong thị trường Forex về cơ bản là một biến thể của mô hình nến Bullish Engulfing. Tuy nhiê, nến thứ hai trong mô hình trong cụm 02 nến tạo thành Mô hình Morning Star là một nến nhỏ, thấp. Giống như một cây Doji.
1.1. Mô hình nến Morning Star trong thị trường Forex
Mô hình nến Morning Star trong thị trường Forex
Cụ thể, đặc điểm trọng cụm 03 nến của Mô hình nến Morning Star bao gồm:
- Nến thứ nhất: Là một nến Bearish lớn
- Nến thứ hai: Là một nến Bullish hoặc Bearish cũng được (Tức là màu sắc không quan trọng lắm, xanh hay đỏ kệ mẹ nó). Nến thứ hai này khá nhỏ và thường là một cây Dojj hoặc Spinning.
- Nến thứ ba: Nến này chắc chắn phải là nến Bullish rồi. Và Quan trọng: Nến này phải có giá đóng cửa nằm ở khu vực 50% phía trên của nến Bearish thứ nhất. Tức thằng nến thứ 3 phải dài hơn 50% nến thứ nhất thì mô hình mới được Setup thành công.
1.2. Mô hình nến Morning Star trong thị trường khác (Non-Forex
Mô hình nến Morning Star trong thị trường khác thì có đôi chút khác biệt.
Sự khác biệt này như sau:
- Nến thứ nhất vẫn là nến Bearish lớn (đỏ)
- Nến thứ hai: Là một nến doji hoặc Spinning, màu sắc không quan trọng. NHƯNG (Khác ở chỗ này) nến thứ hai của cụm mô hình nến Morning Star trong trường hợp này sẽ gần như bị cô lập tách biệt khỏi nến thứ nhất và nến thứ ba.
- Nến thứ ba (Khác ở chỗ này nữa keke): Sẽ có giá mở cửa nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất. Và nó cũng mở trên giá đóng cửa của nến thứ hai (Lọt khe).
- Tuyệt đối lưu ý: Trường hợp này, Nến thứ Ba không được phép bao trùm nến thứ nhất. Và nến thứ 2 không phải là một cây Harami nằm trong lòng nến thứ nhất.
Lưu ý: Thỉnh thoảng, trong Forex, bạn sẽ thấy một mô hình nến Morning Star trong thị trường Forex sẽ tương tự thế này. Nhưng nến thứ hai phải là nến Giảm nhẹ (Nến bearish đỏ). Nếu cây nến thứ ba tăng lên, và cây nến thứ hai bị cô lập, đây là tín hiệu tăng mạnh. Những trường hợp này rất hiếm, nhưng chúng có thể là tín hiệu xác suất rất cao.
2. Điểm vào lệnh với Mô hình nến Morning Star
Trong các hình mẫu phía trên, các râu nến của các nến trong mô hình nến Morning Star thường rất ngắn. Tỷ lệ rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều nếu Các nến trong mô hình có râu nến rất ngắn.
Tỷ lệ rủi ro thấp nhất cho mô hình nến Moring Star đó là khi tất cả các Nến trong mô hình có râu nến rất ngắn. Và Nến thứ ba trong mô hình dài hơn 50% nến thứ nhất. (Đóng cửa ở khu vực trên 50% của nến thứ nhất.
Trong các hình trên, các chân nến của các mô hình ngôi sao sáng không có các bóng tối (hoặc bấc) rất dài. Tỷ lệ rủi ro đối với phần thưởng là tốt nhất với mẫu này khi tất cả các bóng thấp hơn đều ngắn và nến thứ ba trong hình này đóng ngay trên mốc 50% của nến đầu tiên hình thành.
Trong thực tế thì Mô hình nến Morning Star không phải lúc nào cũng xảy ra đẹp như mơ và y hệt như những gì mà lý thuyết cũng như hình mẫu phía trên đưa ra. Dưới đây là một ví dụ nho nhỏ:
Trong hình trên, bạn sẽ thấy xu hướng đầu tiên là xu hướng giảm rất mạnh. Và ở cuối xu hướng Morning Star đã xuất hiện. Cây nến thứ 02 của Mô hình này là một Dragonfly Doji. Còn cây nến thứ 3 thì nó đã Trùm cmn luôn 02 nến của Mô hình (gần 3 luôn chứ ko phải hai).
Điểm vào lệnh của mô hình nến Morning Star:
Điểm vào lệnh tiêu chuẩn: Ngay sau khi nến thứ 3 của mô hình kết thúc.
Tuy nhiên, như ở hình mẫu ở phía trên thì nếu vào lệnh ngay nến đầu tiên khi giao dịch Binary Option với Timeframe 1 phút khả năng sẽ bị Lose lệnh. Vậy, Cách vào lệnh khác với truyền thống là gì?
Đây là phương pháp khác, tôi vẫn áp dụng chiến lược 50% nến. Nghĩa là với các nến Bullish dài như vậy, tôi thường chờ đợi một cây nến khác hồi lại và có giá đóng cửa không vượt quá 50% nến Thứ 3 của mô hình nến Morning Star. Nến này nếu không vượt được 50% nến thứ 3 thì thường nó sẽ rụt lại và tạo thành một cây Pinbar.
Tức là chúng ta chờ Pullback thất bại ?
Lưu ý: Pullback không xảy ra thường xuyên khi xuất hiện mô hình nến Morning Star, và đây chỉ là một kỹ thuật khác giúp bạn giảm nguy cơ rủi ro khi vào lệnh. Đặc biệt là với Binary Option.
Với Forex, nếu nến Pullback về thì bạn sẽ có thêm một vùng lợi nhuận cộng thêm từ khoảng Pullback đó.
Điểm Stop Loss của Mô hình nến Morning Star:Điểm Stop Loss được đặt 1 Pips dưới điểm thấp nhất của mô hình. (Vì nến thứ nhất hoặc thứ 3 có thể có râu dài hơn nến thứ 2.)
3. Kết hợp Morning Star với các Tín hiệu phân kỳ từ MACD và RSI
Cũng như các mô hình Nến đảo chiều khác. Tôi khuyến khích bạn kết hợp thêm các tín hiệu phân kỳ từ MACD hoặc RSI. (cả 2 thì càng tốt). Tôi đã viết môt bài Xác định và ứng dụng phân kỳ MACD đúng chuẩn.
Nghĩa là trước khi xuất hiện Mô hình nến Morning Star, Ở xu hướng giảm giá trước đó đã tạo một đáy rồi mới tới Morning Star. Đáy xuất hiện Morning Star thấp hơn đáy trước đó.
Nhưng ở MACD và RSI thì báo hiệu trên Histogram là Đáy của Morning Star lại cao hơn đáy cũ.
4. Lưu ý quan trọng khi học Mô hình nến Nhật:
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
Với Mô hình nến Morning Star chúng ta phải lưu ý rằng:
- Morning Star chỉ xuất hiện trong một xu hướng giảm giá mạnh. Đừng cố áp dụng nó trong một thị trường đang đi ngang – Sideway.
- Morning Star là tín thiệu đảo chiều mạnh từ Giảm giá sang tăng giá.
- Trong mô hình nến Morning Star, nến thứ 3 của cụm nến phải có giá đóng cửa nằm ở nửa trên của nến thứ nhất. Tức là dài hơn 50% nến thứ nhất.
Kết luận
Giống như tất cả các bài viết khác tôi luôn phải tổng kết lại về các thông tin chi tiết chung. Để luôn nhắc chính tôi, và cả các bạn về những điều cần thiết nhất để áp dụng các Mô hình nến.
Cuối cùng, Bạn cần Backtest thật kỹ để tìm kiếm được điểm vào lệnh chính xác cho riêng bạn. Lý thuyết là của chung, nhưng điểm vào lệnh lại mang tính cá nhân hoá rất cao mà không ai có thể chia sẻ giúp bạn được.