Mô hình Upside Gap Two Crows là gì? Đối với nhiều người thì con quạ là một điềm báo xấu cho mọi việc. Điều này thực tế lại có lý trong thị trường chứng khoán, đặc biệt với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kĩ thuật. Khi có hai cây nến đen – những con quạ thì nó ngụ ý rằng xu hướng giá sắp đảo chiều.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một mô hình chứa những cây nến quạ đen này, đó là upside – gap two crows.
1. Mô hình Upside Gap Two Crows là gì?
Một mẫu hình upside-gap two crows được minh họa trong hình 6.30 ở phía dưới. Upside gap là khoảng trống tạo bởi giá mở của thân nến đen nhỏ và giá đóng của thân nến trắng dài đi trước nó.
Hai thân nến đen là những “crows” trong mẫu hình này. Nó tương tự như việc những con quạ đen liên tục báo điềm xấu. Xem thêm: sàn forex uy tín nhất việt nam
Dựa vào sự so sánh, cho ta biết mẫu hình này là mẫu hình giảm giá. Một upside gap two crows lý tưởng là giá mở của thân nến đen thứ hai cao hơn giá mở của thân nến đen thứ nhất và giá đóng của nó thấp hơn giá đóng của thân nến đen thứ nhất.
2. Nhân tố căn bản của mẫu hình Upside Gap Two Crows
Thị trường đang trong một xu thế tăng, giá mở cao hơn và tạo ra một khoảng trống tăng giá. Đỉnh mới không được duy trì và thị trường hình thành một thân nến đen. Nhưng những người mua vẫn nắm quyền kiểm soát bởi vì giá đóng của thân nến đen này vẫn cao hơn giá đóng của thân nến trước đó.
Phiên giao dịch thứ ba xuất hiện một dấu hiệu giảm giá với một đỉnh mới khác và sự thất bại trong việc duy trì đỉnh này cho đến khi đóng phiên. Tiêu cực hơn, đó là phiên giao dịch này kết thúc thấp hơn mức đóng phiên trước đó.
Nếu thị trường là rất mạnh, tại sao đỉnh mới lại không được duy trì và tại sao thị trường lại kết thúc ở mức thấp hơn? Đó là câu hỏi mà những người mua đang tự hỏi mình.
Câu trả lời là có lẽ thị trường không mạnh như họ tưởng. Nếu phiên tiếp theo (phiên thứ tư) thị trường không duy trì ở mức cao đó thì giá sẽ giảm xuống thấp hơn.
3. Phân tích tâm lý mô hình Upside Gap Two Crows
Nến 1 là nến tăng giá theo đà tăng của xu hướng cũ trước đó. Nến thứ 2 có gap up, có giá mở cửa cao hơn và tạo nên đỉnh mới cho xu hướng. Tuy nhiên, giá đóng cửa thấp hơn gây bất ngờ cho bên mua vì họ vẫn là bên kiểm soát thị trường.
Tuy vậy, bên mua vẫn cảm thấy thoải mái khi nến 2 vẫn đang đóng cửa bên trên nến 1. Nến thứ 3 là sự cố gắng của bên mua để tạo nên đỉnh mới cho xu hướng tăng.
Giá xuất hiện gap up bên trên thân nến thứ 2, tuy nhiên áp lực tăng này không kéo dài được lâu và bên bán đã nắm bắt cơ hội để đẩy giá xuống bên dưới thân nến thứ 2.
Ngay tại thời điểm này, bên mua hoàn toàn cảm thấy lo lắng bởi liên tục 2 nến gắng sức tạo đỉnh mới cho xu hướng tăng hoàn toàn bị từ chối bởi bên bán.
Cũng theo Nison (1991, trang 98), nếu nến 4 không thể tạo đỉnh mới, các Trader sẽ kì vọng giá giảm tiếp theo sau đó. Nison cũng cho rằng nếu các Trader đặt lệnh bán thì nên đặt dừng lỗ bên trên đỉnh cây nến giảm giá.
4. So sánh mẫu hình Upside Gap Two Crows với mẫu hình Mat-Hold
Có một mẫu hình liên quan mà thoạt nhìn có nét gì đó giống với upside gap two crows. Khác biệt ở chỗ, đó là mẫu hình tăng giá trong thị trường tăng.
Nó là một trong vài mẫu hình tiếp diễn. Nó có tên gọi là mẫu hình mat-hold. Ba thân nến đầu tiên tương tự mẫu hình upside gap two crows nhưng có một nến đen khác theo sau đó.
Nếu nến tiếp theo là trắng và nằm trên bóng trên hoặc kết thúc trên mức cao nhất của nến đen cuối cùng thì việc mua vào được đảm bảo. Mẫu hình này có thể có 2, 3 hoặc 4 nến đen. Cả 2 mẫu hình upside gap two crows và mat hold tương đối hiếm xảy ra. Hình 6.32 là một ví dụ điển hình của mẫu hình upside gap two crows.
Vào đầu tháng 2, 2 crows nằm trên một nến trắng dài. Mẫu hình này là sự kết thúc của đợt dịch chuyển đã bắt đầu một tháng trước đó.
Mẫu hình không khác nhiều so với mẫu hình upside gap two crows (nhớ rằng mat hold có thể có 3, thay vì chỉ 2 nến đen nhỏ như mẫu hình upside gap two crows.
Sự khác nhau chính đó là sự xuất hiện của nến trắng vào lúc kết thúc đổi mẫu hình thành tăng giá. Vì vậy, với mẫu hình upside gap two crows, tôi đề nghị bạn nên đặt điểm dừng lỗ trên điểm cao nhất của thân nến đen thứ hai.
5. Biểu đồ minh họa mô hình Upside Gap Two Crows
Nến 1 là nến tăng giá. Nến 2 có gap up (khoảng trống giá tăng) và là một nến giảm có thân nến nhỏ với thân nến nằm bên trên nến 1.
Nến 3 của mô hình lại xuất hiện gap up, nhưng bên bán lúc này đã đẩy giá xuống sâu. Thân nến 3 nhận chìm thân nến 2. Nến 4 thất bại trong việc cố gắng tạo đỉnh mới cho xu hướng và cho thấy bên mua lúc này đã hoàn toàn kiệt sức.
Giá bắt đầu giảm và xu hướng đảo chiều sau đó.
Kết luận
Trên đây là bài viết ” Giới thiệu mẫu hình nến Upside – gap two crows. Biểu đồ minh họa mô hình Upside Gap Two Crows “.
Mong rằng với upside gap two crows nhà đầu tư có thể dễ dàng phát hiện được khi nào nên tham gia hay rời khỏi thị trường để bảo toàn lợi nhuận khi mẫu hình này xuất hiện. Chúc các bạn may mắn !