Trong suốt quá trình giao dịch forex, thành thật mà nói tôi đánh giá cực kỳ cao những sản phẩm và dịch vụ mà Fullerton Markets cung cấp cho trader.
Không chỉ phát triển về chiều rộng khi cung cấp rất nhiều sản phẩm vừa thú vị, vừa hữu ích, mà bản thân Fullerton Markets còn có phát triển cả về chiều sâu, đưa ra những cải tiến phù hợp với số đông các nhà giao dịch.
Trong số đó không thể không kể đến những quỹ giao dịch hấp dẫn mang lại cho trader nhiều trải nghiệm đáng kể. Ngoài ra, cũng nhờ các quỹ này giúp Fullerton Markets tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Từ những khách hàng mới vào nghề cho tới những khách hàng chuyên nghiệp hay những khách hàng thực sự chỉ thích tập trung khai thác và sử dụng một lĩnh vực nhất định như chứng khoán chẳng hạn.
Xem thêm: top sàn forex
Sự ra đời ngày càng nhiều của các nhà môi giới ngoại hối trên thế giới làm cho trader khó có thể tìm cho mình một nhà môi giới uy tín.
Bài viết hom nay, đánh giá sàn sẽ gửi đến bạn đọc 1 Forex Broker cũng khá nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đó là Fullerton Markets. Vậy sàn giao dịch Forex Fullerton Markets có uy tín hay không? Cùng tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Tổng quan về sàn giao dịch Forex Fullerton Markets
Fullerton Markets là tên thương hiệu thuộc tập đoàn Fullerton Markets Limited, nó được thành lập vào năm 2016 tại New Zealand. Được cấp phép bởi FSPR tại New Zealand (số giấy phép FSP477046).
Fullerton Markets Limited, giao dịch dưới thương hiệu Fullerton Markets, được quy định bởi Cơ quan thị trường tài chính (FMA).
Đến năm 2018 Fullerton Markets đã chuyển toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ công ty này sang công ty khác có tên Fullerton Markets International Limited. Công ty này được thành lập ở Saint Vincent và Grenadines – đây cũng chính là nơi xuất hiện nhiều nhà môi giới lớn và uy tín.
2. Chứng chỉ hoạt động và chính sách bảo vệ khách hàng của sàn Fullerton Markets
2.1. Chứng chỉ họa động sàn Fullerton Markets
Hiện tại sàn giao dịch Forex Fullerton Markets được cấp phép bởi FSPR tại New Zealand và được quy định bởi Cơ quan thị trường tài chính (FMA).
Mặc dù khu vực St.Vincent và Grenadines là nơi có các quy định về tài chính khá lỏng lẻo và điều kiện để có được giấy phép FSA khá dễ nhưng không biết lý do gì mà Fullerton Markets vẫn chưa có được giấy phép này.
Tuy không được cấp phép bởi các cơ quan tổ chức uy tín lớn như FCA hay CySEC, ASIC, nhưng sàn cũng thu hút đông đảo cộng đồng trader tham gia tại sàn.
Vậy lý do là gì? Yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến các chiến lược Marketing của sàn có lẽ ảnh hưởng từ danh tiếng của CEO của sàn – ông Mario Singh.
Ông là chuyên gia phân tích tài chính có ảnh hưởng rộng rãi trên Thế giới, xuất hiện hơn 40 lần trên các phương tiện truyền thông quốc tế CNBC và Bloomberg với hơn 350 triệu người xem. Cùng với đó, ông cũng được tiến cử bởi một số ngân hàng trên thế giới.
Tuy chưa được cấp phép bởi các tổ chức uy tín nhưng sàn giao dịch Forex Fullerton Markets cũng đã dành được một số giải thưởng như: giải thưởng an toàn tiền nạp tốt nhất và nhà môi giới ngoại hối tốt nhất 2019 của World Finance, Hệ thống xử lý lệnh sáng tạo nhất Châu Á, được trao bới tạp chí Global Brands Magazine…
2.2. Chính sách bảo đảm cho khách hàng sàn Fullerton Markets
Sàn Fullerton Markets xây dựng một quy trình 3 cấp độ nhằm đảo bảo an toàn cho tiền nạp của trader: tách biệt tiền của trader với tài khoản của công ty, bảo vệ giám sát độc lập với Bảo hiểm Fullerton và Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệm và sai phạm cá nhân.
Tức là khi có bất kỳ sự gian lận nào liên quan đến tiền của nhà đầu tư thì bạn sẽ được bồi thường bằng các chương trình bảo hiểm này.
3. Sản phẩm giao dịch của sàn sàn Fullerton Markets
Danh mục sản phẩm của sàn Fullerton Markets khá hạn chế chỉ bao gồm một số sản phẩm sau:
- Forex: hơn 100 cặp tiền tệ, bao gồm cả cặp tiền chính, chéo và exotic.
- Kim loại quý: vàng và bạc
- Chỉ số: 8 chỉ số chứng khoán trên nhiều thị trường lớn như Mỹ, Đức, Nhật…:U30USD, SPXUSD, NASUSD, 225JPY, D30EUR, H33HKD, 100GBP, 200AUD.
- Dầu thô: WTI
4. Tài khoản giao dịch sàn Fullerton Markets
Hiện tại Fullerton Markets cung cấp cho nhà đầu tư 2 loại tài khoản live trong đó gồm: Variable Spread và ECN Spread.
Tài khoản Variable Spread: loại tài khoản này dành cho các trader mới vơi số vón nhỏ, phí spread thấp và không bị tính phí commission.
- Loại lệnh: STP.
- Tiền nạp tối thiểu: 100$
- Đòn bẩy tối đa 1:500
- Spread: thả nổi từ 0.3 pips
- Không tính phí hoa hồng
- Khối lượng lệnh tối thiểu/tối đa là: 0.01/100 lots
Tài khoản ECN Spread: dùng cho đối tượng khách hàng có kinh nghiệm, với khối lượng giao dịch lớn và phí spread rất thấp.
- Loại lệnh: ECN
- Tiền nạp tối thiểu: 100$
- Đòn bẩy tối đa 1:500
- Spread: chỉ từ 0.1 pips
- Phí hoa hồng : 10$/lot
- Khối lượng lệnh tối thiểu/tối đa là: 0.01/100 lots
Ngoài ra, sàn giao dịch Forex Fullerton Markets còn cung cấp hệ thống quản lý quỹ MAM. Nhà đầu tư có thể tham gia vào MAM với tư cách là nhà đầu tư hay nhà quản lý quỹ.
5. Nền tảng giao dịch sàn Fullerton Markets
Cũng giống như một số nhà môi giới khác trên thị trường, Fullerton Markets hiện cung cấp 1 nền tảng duy nhất là MT4 – phổ biến nhất hiện nay bởi nhiều tính năng nổi bật.
Bên cạnh đó, sàn cũng cung cấp nền tảng giao dịch sao chép CopyPip. Nền tảng này cho phép trader lựa chọn các chiến lược giao dịch từ 300 nhà cung cấp tín hiệu khác nhau.
Khi lựa chọn sao chép giao dịch từ 1 nhà cung cấp tín hiệu nào thì khi họ thực hiện lệnh nó sẽ copy lại trên chính tài khoản của bạn.
Một số điều kiện khi sử dụng CopyPip:
- Tiền nạp tối thiểu là 100$ (có thể liên kết tài khoản MT4 live sang tài khoản CopyPip)
- Phí hoa hồng: 0.7 pips/lot (Forex), 10$/lot (vàng). 50$/lot (bạc)
- Không giới hạn số lượng lệnh copy cùng lúc
- Trả phí cho nhà cung cấp chiến lược mà trader sao chép
- Có khả năng thiết lập và điều chỉnh thua lỗ/lợi nhuận theo nhu cầu trader
- Có quyền lựa chọn tỷ lệ sao chép: khối lượng sao chép mặc định theo tỷ lệ vốn giữa tài khoản sao chép và tài khoản cung cấp chiến lược hoặc tùy chỉnh dựa trên số vốn của nhà đầu tư
- Được rút tiền từ tài khoản đầu tư bất cứ lúc nào.
Ứng dụng PipProfit
Là ứng dụng di động độc quyền của sàn giao dịch Forex Fullerton Markets. Nhà đầu tư có thể quản lý tất cả các giao dịch .
Ngoài ra, PipProfit còn cập nhật những bài phân tích, bào báo mới nhất về thị trường,…
6. Đòn bẩy, phí hoa hồng, phí spread của sàn giao dịch Forex Fullerton Market
- Đòn bẩy: tỷ lệ đòn bẩy từ 1:20 đến 1:500
- Phí hoa hồng: phí hoa hồng chỉ áp dụng cho tài khoản ECN spread, với mức phí 10$/1 lot
- Spread: Fullerton Markets chỉ áp dụng spread thả nổi, tài khoản ECN spread có spread thấp, chỉ từ 0.1 pip, tài khoản Variable có speard cao hơn, từ 0.3 pip.
7. Chương trình khuyến mãi sàn Fullerton Markets
Nhằm thu hút khách hàng, Fullerton Markets đưa ra chương trình Bonus vô cực để kích thích sự tham gia của trader.
Đây là chương trình Bonus đầu tiên không giới hạn số tiền Bonus bạn có thể nhận được – bất kể số tiền gửi của bạn là bao nhiêu!
Sàn cam kết tạo ra chương trình tiền thưởng tốt nhất mà bạn có thể nhận được từ một nhà môi giới STP với tổng tiền bonus lên đến 12.000 USD.
8. Chính sách nạp/ rút tiền của sàn sàn Fullerton Markets
Khá nhiều kênh nạp / rút tiền mà Fullerton Markets hỗ trợ cho khách hàng như: Chuyển khoản ngân hàng, Ví điện tử, Tiền điện tử và Internet banking các ngân hàng địa phương.
Tất cả các hình thức nạp, rút tiền của sàn đều không mất phí. Riêng với hình thức giao dịch nạp hay rút tiền thông qua tiền điện tử Bitcoin thì nhà đầu tư sẽ bị mất một khoản phí về tỷ giá hối đoái từ 3-4% khi chuyển đổi từ USD, EUR, SGD sang BTC.
9. Chăm sóc khách hàng sàn Fullerton Markets
Đội ngũ chăm sóc khách hàng của sàn cũng được đánh giá chuyên nghiệp. Để có thể nhận được những giải đáp nhanh chóng nhất thì bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại của sàn +44 20 3808 8261 hoặc cũng có thể liên hệ qua email corporate@fullertonmarkets.com để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhất.
Website của sàn có đội ngũ hỗ trợ livechat nhiệt tình, có ngôn ngữ tiếng Việt để thuận tiện cho các trader Việt Nam.
10. Sàn giao dịch Forex Fullerton Markets uy tín hay chỉ lừa đảo nhà đầu tư?
Sự ra đời của nhiều nhà môi giới như hiện nay cũng làm cho nhà đầu tư phân vân vào việc lựa chọn được nhà môi giới uy tín.
Sàn giao dịch Fullerton Markets được cấp phép hoạt động tại New Zealand cũng đã phần nào mình chứng được mức độ uy tín sàn. Cùng với đó, danh tiếng của CEO – ông Mario Singh cũng tạo cho nhà đầu tư sự tin tưởng khi đầu tư tại sàn.
Bên cạnh đó, sàn cũng nhận được một số giải thưởng về hệ thống xử lý lệnh,…
11. Ưu,Nhược điểm của Fullerton Markets
Ưu điểm sàn Fullerton Markets
- Spread thấp
- Tốc độ xử lý lệnh nhanh chóng
- Kênh nạp, rút tiền không mất phí
Nhược điểm sàn Fullerton Markets
- Sản phẩm giao dịch hạn chế
- Tiền nạp tối thiểu cao
- Chưa được cấp phép bởi những cơ quan quản lý uy tín lớn trên thế giới
- Chỉ cung cấp MT4
Kết luận
Sàn giao dịch Forex Fullerton Markets được đánh giá là một nhà môi giới STP có uy tín. Nền tảng CopyPip của sàn nhận được nhiều sự đón nhận tốt từ cộng đồng các trader trên thế giới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn mở tài khoản giao dịch tại sàn.
Giao dịch Forex là một lĩnh vực rủi ro, ngoài việc chọn được sàn Forex uy tín thì còn nhiều yếu tố quyết định thành công hay thất bại của bạn. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!
Trên đây là bài viết ” Có nên giao dịch tại sàn Fullerton Markets không? Đánh giá khách quan nhất sàn Fullerton Markets 2021 ” ,
Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về sàn giao dịch Fullerton Markets và góp phần đưa ra quyết định lựa chọn sàn giao dịch Forex phù hợp.
Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé.
Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và Forex nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !