Bearish Kicking là gì? Bullish Kicking là gì? Lưu ý quan trọng khi giao dịch với mô hình Bearish Kicking và Bullish Kicking 2021

Bearish Kicking là một mô hình có thể hiếm khi xuất hiện nhưng một khi mẫu nến này được tạo ra, nó sẽ cho tín hiệu giảm giá rất mạnh. Ngược lại, Bullish Kicking là một mô hình sẽ cho tín hiệu tăng giá rất mạnh.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem mô hình Bearish Kicking và Bullish Kicking là  là gì, đặc điểm nhận dạng và ý nghĩa của 2 mô hình nến này với thị trường nhé.

1. Bearish Kicking là gì? Bullish Kicking là gì?

1.1 Bearish Kicking là gì?

Bearish Kicking là mô hình nến đảo chiều xuất hiện sau một xu hướng tăng, bao gồm 2 nến xuất hiện vào thời điểm bắt đầu một xu hướng giảm. Trong đó cây nến đầu tiên của Bearish Kicking là một Bullish Marubozu với thân nến dài không có bóng nến ở 2 đầu và nến thứ 2 đẩy giá giảm mạnh với giá mở cửa nằm dưới giá đóng cửa của cây nến đầu tiên. Xem thêm: sàn forex uy tín nhất việt nam

1.2 Bullish Kicking là gì?

Bullish Kicking là mô hình nến đảo chiều xuất hiện sau một xu hướng giảm, bao gồm 2 nến xuất hiện vào thời điểm bắt đầu một xu hướng tăng. Trong đó cây nến đầu tiên của Bullish Kicking là một Bearish Marubozu với thân nến dài không có bóng nến ở 2 đầu và nến thứ 2 đẩy giá tăng mạnh với giá mở cửa nằm trên giá mở cửa của cây nến đầu tiên.

2. Đặc điểm nhận dạng nến Bearish Kicking và Bullish Kicking

2.1 Mô hình nến Bearish Kicking

Mô hình nến Bearish Kicking xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc một đợt tăng mạnh. Bao gồm hai cây nến:

  • Cây nến đầu tiên trong mô hình là một cây nến Marubozu tăng (hoặc có bóng nến ngắn).
  • Sẽ có một khoảng trống giảm giá giữa hai cây nến.
  • Cây nến thứ hai là nến Marubozu tăng (hoặc có bóng nến ngắn). Giá mở cửa của nến thứ hai phải nằm dưới giá mở cửa của cây nến đầu.

2.2 Mô hình nến Bullish Kicking

Mô hình nến Bullish Kicking xuất hiện sau một xu hướng giảm hoặc một đợt giảm mạnh. Bao gồm hai cây nến:

  • Cây nến đầu tiên trong mô hình là một cây nến Marubozu giảm (hoặc có bóng nến ngắn).
  • Một khoảng trống tăng giá xuất hiện ở giữa hai cây nến.
  • Cây nến thứ hai là nến Marubozu tăng (hoặc có bóng nến ngắn). Giá mở cửa của nến thứ hai phải nằm trên giá mở cửa của cây nến đầu.

3. Ý nghĩa của mô hình nến Bearish Kicking và Bullish Kicking

3.1 Mô hình nến Bearish Kicking

Mô hình nến Bearish Kicking thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ trong xu hướng thị trường. Nến 1 là một cây nến tăng mạnh cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường.

Dù vậy, cây nến 2 hoàn toàn đảo chiều thị trường khi bên bán đã đẩy giá xuống sâu hơn. Tất cả các lệnh mua được đặt vào thời điểm hình thành nến 1. Đều đang lỗ trong phiên giao dịch thứ 2 khiến cho bên mua buộc phải đặt lệnh bán ra chốt lệnh mua để bù lỗ. Tiếp thêm đà giảm mạnh đẩy giá xuống sâu hơn vào các phiên tiếp theo.

Cây nến đầu tiên là dấu hiệu cho thấy bên mua đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, khoảng trống giảm giá xuất hiện ngày hôm sau cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường. Cây nến thứ hai cho thấy bên bán đã hoàn toàn dành lại thị trường. Nến Marubozu cho thấy sự dứt khoát phe gấu.

Chính sự thay đổi bất ngờ trong tâm lý cũng như sự dứt khoát của bên bán mà bên mua gần như phải đầu hàng. Bên mua phải dừng lỗ (bán trả lại vị thế) và khiến cho đà giảm càng mạnh. Cứ như vậy được duy trì vào những ngày tiếp theo.

Mô hình Bearish Kicking rất hiếm thấy nhưng đó là một mô hình rất đáng tin cậy. Khi nó xuất hiện trong một xu hướng giảm thì nó báo hiệu cho nhà đầu tư cần duy trì trạng thái bán. Khi xuất hiện trong một xu hướng tăng thì nên bán sau khi dấu hiệu được xác nhận.

3.2 Mô hình nến Bullish Kicking

Trong Bullish Kicking, cây nến đầu tiên là dấu hiệu cho thấy bên bán là bên đang nắm quyền kiểm soát thị trường.

Tuy nhiên, khoảng trống giá xuất hiện ngày hôm sau là một sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường. Phe mua hoàn toàn đã lấy lại hết phần mà phe bán đã lấy được trong phiên giao dịch trước. Thậm chí còn lấy được nhiều hơn. Thể hiện khoảng nhảy giá bên trên nến 1 và nến Marubozu tăng sau đó.

Điểm cần nhấn mạnh trong mẫu hình đảo chiều này là. Hầu hết các giao dịch bán trong phiên giao dịch trước đó (nến 1). Đều bị chuyển thành vị thế thua cuộc vào phiên tiếp theo (nến 2). Bên bán buộc phải đầu hàng và đặt lệnh mua để chốt lệnh bán nhằm bù lỗ. Khiến cho đà tăng điểm ngày càng mạnh. Và do đó giá tăng ngày càng cao hơn trong những phiên giao dịch tiếp theo.

Cây nến đầu tiên là dấu hiệu cho thấy bên bán đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, khoảng trống tăng giá xuất hiện ngày hôm sau cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường. Cây nến thứ hai cho thấy bên mua đã hoàn toàn dành lại thị trường. Nến marubozu (hoặc bóng nến ngắn) cho thấy sự dứt khoát phe bò.

Chính sự thay đổi bất ngờ trong tâm lý cũng như sự dứt khoát của bên mua mà bên bán gần như phải đầu hàng. Bên bán phải dừng lỗ (mua trả lại vị thế) và khiến cho đà tăng càng mạnh. Cứ như vậy được duy trì vào những ngày tiếp theo.

Mẫu hình đẩy giá lên rất hiếm thấy nhưng đó là một mô hình rất đáng tin cậy. Khi nó xuất hiện trong một xu hướng tăng thì nó báo hiệu cho nhà đầu tư cần duy trì trạng thái mua. Khi xuất hiện trong một xu hướng giảm thì nên mua sau khi dấu hiệu được xác nhận.

4. Cách giao dịch trong Bearish Kicking Và Bullish Kicking

4.1 Bearish Kicking

Phương pháp giao dịch với Bearish Kicking cũng tương tự Bullish Kicking nhưng ở chiều ngược lại. Bạn có thể tham khảo cách giao dịch trong mô hình Bullish Kicking để hiểu rõ hơn.

Điểm vào lệnh ở đây có sự khác biệt so với mô hình Bullish Kicking. Ở đây, khoảng gap giữa 2 nến nhỏ hơn, độ cao của nến cũng không quá vượt trội hơn so với các nến trước đó. Chính vì vậy để giảm thiểu khoảng cách dừng lỗ, chúng ta đợi giá đi lên để đặt lệnh bán xuống sẽ an toàn hơn. Giao dịch sẽ được chốt lời nếu giá phá lên đường kênh giảm giá.

4.2 Bullish Kicking

Điểm vào lệnh: Bullish Kicking là một mô hình nến có độ tin cậy cao. Do đó bạn có thể vào lệnh ngay sau khi cây nến số 2 kết thúc. Tuy nhiên nếu thấy tín hiệu yếu (chẳng hạn mô hình gap nhỏ, thân nến ngắn, có râu) thì chúng ta có thể đặt lệnh chờ mua tại mức giá mở cửa của nến số.

Điểm dừng lỗ: Bên dưới mức thấp nhất của nến thứ nhất.

Điểm chốt lời: Đặt ở các vùng kháng cự hoặc chúng ta có thể thoát lệnh khi thấy có tín hiệu xu hướng tăng bị phá vỡ. Chẳng hạn như ở ví dụ dưới thì giá đã tăng lên trong mô hình Nêm Tăng (Rising Wedge), do đó khi mô hình Nêm Tăng bị phá vỡ, chúng ta sẽ đóng vị thế.

Kết luận

Trên đây là bài viết ” Bearish Kicking là gì? Bullish Kicking là gì? Lưu ý quan trọng khi giao dịch với mô hình Bearish Kicking và Bullish Kicking ” , Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn 2 mô hình nến Bearish Kicking và Bullish Kicking.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Forex cũng như thông tin mới nhất nhé !